Đối với mỗi quốc gia, khu công nghiệp là một trong những điểm nhấn quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế chung, bởi đó là nơi tập trung chủ yếu nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tiến hành các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp – sản xuất. Để giúp Nhà Đầu Tư có cái nhìn tổng quát về các loại hình khu công nghiệp tại Việt Nam, ATIM LAW FIRM phát hành chuỗi các bài viết với chủ đề “Tìm hiểu về khu công nghiệp tại Việt Nam”, trong đó sẽ lần lượt giới thiệu và phân tích một số vấn đề liên quan đến khu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Như đã đề cập tại bài viết trước đó, kể từ ngày 15/07/2022, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (sau đây gọi tắt là “Nghị Định 35”) đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế do Chính Phủ ban hành ngày 22/05/2018.
Điều 2.1 Nghị định 35 quy định “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”.
Thông thường, các khu công nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:
Tại Việt Nam, các khu công nghiệp đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ. Cụ thể, theo Báo cáo tình hình thành lập và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế 9 tháng năm 2021, trong 9 tháng đầu năm 2021, đã có 41 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới/mở rộng/điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích khoảng 7.670 ha.
Với tốc độ tăng trưởng như trên, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cung cấp các dịch vụ hành chính thuận lợi cho các nhà đầu tư; nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; chăm lo đời sống vật chất cho người lao động và đặc biệt hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển khu công nghiệp.
Nguyễn Phạm Quỳnh Trang (Trợ lý luật sư)