Bất động sản công nghiệp - Tình hình phát triển của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng Khu Công Nghiệp (đã niêm yết) tính đến tháng 07/2022

Làn sóng dịch chuyển đầu tư toàn cầu đến Việt Nam đang tạo nên điểm sáng cho ngành bất động sản khu công nghiệp (“KCN”). Sau hơn một năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 đến nay, mã cổ phiếu ngành này đã có bước chuyển mình trở lạitạo nên cơn sốt nóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư (“SSI”) kỳ vọng, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng Khu Công Nghiệp (đã niêm yết) (“Doanh Nghiệp KCN”) dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ.

Danh mục một số Doanh Nghiệp KCN

Về cơ bản, các Doanh Nghiệp KCN trên thị trường có thể chia thành 3 nhóm. Cụ thể như sau:

Tổng quan tình hình một số Doanh Nghiệp KCN[1]

Kết thúc quý 1/2022, hầu hết các doanh nghiệp Doanh Nghiệp KCN đã ghi nhận kết quả khá tích cực. Cụ thể như sau:

  • Đối với các Doanh Nghiệp KCN nhóm 1, kỳ vọng với sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sẽ giúp các doanh nghiệp này nhanh chóng gia tăng diện tích đất cho thuê. Cụ thể, trong Q1/2022,
    • SZC tiếp tục cho thuê tại KCN Châu Đức với diện tích đất thương phẩm sẵn sàng cho thuê còn lại đạt hơn 300 ha;
    • IDC tập trung cho thuê KCN Hựu Thạnh, Phú Mỹ II và Phú Mỹ II mở rộng với lợi thế diện tích đất đền bù liền thửa đủ với diện tích đất sẵn sàng cho thuê đạt hơn 500 ha;
    • KBC tập trung vào KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tân Phú Trung và Quang Châu;
    • VGC chủ yếu cho thuê các KCN mới như Đồng Văn IV, Phú Hà;
    • ITA hoàn thiện hạ tầng cho thuê tại KCN Tân Đức mở rộng 15 ha; và
    • BCM tập trung cho thuê tại KCN Bàu Bàng mở rộng.

Trong đó, nổi bật có thể kể đến IDC khi ghi nhận mức lợi nhuận lên tới 253%, tương đương 283 tỷ đồng.

  • Các Doanh Nghiệp KCN nhóm 2 như MH3, BAX, TIP, SZL, D2D ghi nhận doanh thu đều đặn và có lượng tiền mặt lớn, chi trả cổ tức cao.

Đặc biệt, BAX với việc bán đất nền tại khu thương mại dịch vụ đã ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế 48 tỷ đồng (tăng 7,2 lần so với năm ngoái).

  • Các Doanh Nghiệp KCN nhóm 3 như LHG, HPI, SIP đang gặp khó khăn trong việc đền bù giải toả diện tích cho thuê liền thửa tại KCN Long Hậu 3, Hiệp Phước mở rộng và KCN Lê Minh Xuân III.

Triển vọng nửa cuối năm 2022 của các Doanh Nghiệp KCN

Theo số liệu từ SSI, tổng doanh thu trong quý 1 của các Doanh Nghiệp KCN đạt hơn 14.700 tỷ đồng (tăng 0,4%/năm).

SSI cũng dự báo lợi nhuận sau thuế của các Doanh Nghiệp KCN trong 6 tháng cuối năm 2022 có thể tăng trưởng hơn 24%, chủ yếu đến từ việc diện tích đất cho thuê tăng mạnh trên nền thấp của 6 tháng cuối năm 2021.

Năm 2023, lợi nhuận ròng của các Doanh Nghiệp KCN dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 18% so với cùng kỳ, do: (1) tổng diện tích đất cho thuê tăng trưởng 10%/năm; (2) giá thuê đất dự kiến sẽ tăng 8% tại các KCN phía Nam Việt Nam và 6% tại các KCN phía Bắc Việt Nam vào năm 2023. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của KBC ước đạt 3,7 nghìn tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) do các dự án hiện nay tiếp tục là nguồn thu chính, bên cạnh giai đoạn 3 của dự án KCN Tràng Duệ và các KCN tại Long An có thể bắt đầu tạo ra thu nhập. Lợi nhuận ròng của IDC ước đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ) chủ yếu do ghi nhận lợi nhuận từ các KCN Hựu Thạnh và Phú Mỹ mở rộng, bên cạnh việc thoái vốn tại các công ty con.

Trần Thị Ngọc Ly (Trợ lý luật sư)


[1] Nguồn: SSI Research